THỰC HIỆN PHÁP LUẬT, CHẾ ĐỘ CHÍNH SÁCH
Trình tự xây dựng nội dung, phương án sử dụng lao động
14/04/2021 02:57:50

 

Xâydựng phương án sử dụng lao động là một trong những công cụ quản lý nhân sự có ýnghĩa quan trọng với cả người sử dụng lao động và người lao động. Khi có phươngán sử dụng lao động người sử dụng lao động sẽ chủ động nắm được tình hình laođộng trong đơn vị của mình như số lượng người lao động; phân bổ lao động chocác phòng, ban; tăng, giảm lao động; trình độ của người lao động v.v…Từ đó đưara kế hoạch tuyển dụng, giảm lao động phù hợp với tình hình sản xuất, kinhdoanh của doanh nghiệp, tránh tình trạng dư thừa hay thiếu hụt lao động. Đốivới người lao động, mặc dù không tham gia vào quá trình xây dựng phương án sửdụng lao động nhưng là một thành phần của phương án sử dụng lao động. Trong sảnxuất, kinh doanh không tránh khỏi những lúc doanh nghiệp gặp rủi ro, khó khăndẫn đến việc phải giảm lao động. Tuy nhiên, cũng có không ít trường hợp ngườisử dụng lao động lợi dụng vào những lý do này mà chấm dứt hợp đồng với ngườilao động. Do đó, phương án sử dụng lao động là căn cứ giúp người lao động xácđịnh trường hợp của mình có được chấm dứt hợp đồng đúng luật hay không? Có đượcđảm bảo quyền lợi chính đáng hay không?. Nhằm giúp người sử dụng lao động nắmđược trình tự, thủ tục, nội dung phương án sử dụng lao động cũng như cung cấpnhững hiểu biết cơ bản về phương án sử dụng lao động cho người lao động, LuậtDương Gia xin gửi đến bạn bài viết sau đây:

1. Trình tự, thủ tục xâydựng phương án sử dụng lao động

Theoquy định của Bộ luật lao động năm 2012Nghị định số 05/2015/NĐ-CP,việc xây dựng phương án sử dụng lao động được đặt ra khi doanh nghiệp ở mộttrong các trường hợp:

–Trường hợp 1: Người sử dụng lao động khi có nhu cầu thay đổi cơ cấu, công nghệhoặc vì lý do kinh tế mà buộc phải cho nhiều người lao động thôi việc. Việcthay đổi này có thể là thay đổi cơ cấu, tổ chức lại lao động, sản phẩm, cơ cấusản phẩm, quy trình, máy móc, thiết bị sản xuất, kinh doanh. Và lý dokinh tế có thể là do ảnh hưởng của sự suy thoái kinh tế, khủng hoảng kinh tếhoặc chịu tác động do Nhà nước thưc hiện chính sách tái cơ cấu nền kinh tế, camkết quốc tế.

–Trường hợp 2: Người sử dụng lao động thưc hiện thay đổi loại hình, tổ chứcdoanh nghiệp thông qua hình thức sáp nhập, chia, tách, hợp nhất doanh nghiệp,hợp tác xã dẫn đến dư thừa người lao động. Việc chia, tách, hợp nhất, sáp nhậpdoanh nghiệp tuy không thường xuyên xảy ra nhưng khi doanh nghiệp tính đến việcnày thì người bị ảnh hưởng trực tiếp là người lao động. Chẳng hạn, khi chiatách một doanh nghiệp lớn thành những doanh nghiệp nhỏ thì nhu cầu sử dụng laođộng tai các doanh nghiệp nhỏ cũng ít đi. Hoặc khi sáp nhập doanh nghiệp có thểkhiến người sử dụng lao động giảm bớt số lượng các bộ phận, phòng ban cũng dẫnđến tình trạng dư thừa lao động.

–Trường hợp 3: Người sử dụng lao động chuyển quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sảndoanh nghiệp cho người sử dụng lao động khác .

Vớicả 03 trường hợp trên đều có thể ảnh hưởng đến việc làm của người lao động. Dođó, trước khi tiến hành thay đổi cơ cấu, tổ chức, sáp nhập, chia tách, hợp nhấthay chuyển quyền sở hữu, sử dụng tài sản của doanh nghiệp mà người sử dụng laođộng xác định thấy khả năng phải cho nhiều người lao động nghỉ việc hoặc khôngsử dụng hết lao động thì trách nhiệm của người sử dụng lao động là phải xâydựng phương án sử dụng lao động.

* Vềthủ tục xây dựng phương án sử dụng lao động

– Đốivới đơn vị sử dụng lao động có tổ chức công đoàn cơ sở: Khi tiến hành xây dựngphương án sử dụng lao động thì phải tham khri ý kiến của tổ chức đại diện củatập thể lao động tại cơ sở hoặc ban chấp hành công đoàn cơ sở.

– Đốivới đơn vị sử dụng lao động chưa có tổ chức công đoàn cơ sở: Người sử dụng laođộng phải tham khảo ý kiến của tổ chức công đoàn cấp trên cấp cơ sở

Ngoàira, người sử dụng lao động nên có buổi tổ chức tham khảo lấy ý kiến của người laođộng trong đơn vị trước khi quyết định phương án sử dụng lao động. Mặc dù, đâylà thủ tục không bắt buộc tuy nhiên sẽ tránh được những ý kiến trái chiều, phảnđối, tranh chấp lao động trong mối quan hệ lao động.

2. Nội dung của phươngán sử dụng lao động

Bộ luậtlao động năm 2012 quy định trong tất cả các trường hợp trên,nội dung phương án sử dụng lao động phải đảm bảo đầy đủ những yêu cầu sau:

– Mộtlà, danh sách, số lượng người lao động được tiếp tục làm việc hoặc người laođộng được giữ lại làm việc nhưng không đủ hoặc chưa đủ trình độ chuyên môn phùhợp với vị trị công việc được sắp xếp mà được đưa đi đào tạo lại để tiếp tục sửdụng.

– Hailà, danh sách, số lượng người lao động đủ điều kiện nghỉ hưu hoặc nghỉ hưutrước tuổi theo quy định của pháp luật

– Balà, danh sách, số lượng người lao động trong trường hợp được chuyển sang làmcông việc bán thời gian, cũng có thể làm dưới hình thức cộng tác viên, khoáncông việc… tùy theo hình thức tổ chức, sản xuất, kinh doanh của đơn vị sử dụnglao động.

– Bốnlà, danh sách, số lượng người lao động phải chấm dứt hợp đồng lao động khingười sử dụng lao động không thể bố trí công việc hoặc sử dụng hết lao động.

Khixây dựng phương án sử dụng lao động, người sử dụng lao động phải đưa ra cácbiện pháp để thực hiện phương án, đồng thời phải có nguồn tài chính đảm bảo đểthực hiện phương án đã xây dựng.

Nhưvậy, phương án sử dụng lao động là một trong những yêu cầu cần thiết được đặtra đối với người sử dụng lao động trong một số trường hợp trong quá trình quảnlý, sử dụng lao động. Xây dựng phương án sử dụng lao động là thể hiện tráchnhiệm của người sử dụng lao động với người lao động, với công việc của ngườilao động. Do đó, người sử dụng lao động nên nắm rõ trình tự, thủ tục và nộidung phương án sử dụng lao động. Thiết nghĩ, việc xây dựng phương án sử dụnglao động nên được quy định cụ thể trong nội dung của thỏa ước lao động tập thể,quy chế của doanh nghiệp hoặc trong hợp đồng lao động để tránh xảy ra sự lúngtúng và tranh chấp trong quá trình thực hiện.

3. Lập phương án sử dụnglao động khi chuyển quyền sở hữu doanh nghiệp

Tráchnhiệm lập phương án sử dụng lao động, tính trả trợ cấp thôi việc, trợ cấp mấtviệc làm của người sử dụng lao động trong trường hợp chuyển quyền sở hữu hoặcquyền sử dụng tài sản của doanh nghiệp được pháp luật quy định và hướng dẫnthực hiện như sau:

Thứnhất: Trường hợp chuyển quyền sở hữu hoặc quyền sử dụngtài sản của doanh nghiệp, người sử dụng lao động trước đó có trách nhiệm xâydựng phương án sử dụng lao động theo quy định tại Điều 46 của Bộ luật Lao động.Theo đóbao gồm những nội dung cơ bản:

–Danh sách và số lượng người lao động tiếp tục được sử dụng, người lao động đưađi đào tạo lại để tiếp tục sử dụng;

–Danh sách và số lượng người lao động nghỉ hưu;

–Danh sách và số lượng người lao động được chuyển sang làm việc không trọn thờigian; người lao động phải chấm dứt hợp đồng lao động;

–Biện pháp và nguồn tài chính bảo đảm thực hiện phương án.

Khixây dựng phương án sử dụng lao động phải có sự tham gia của tổ chức đại diệntập thể lao động tại cơ sở.

Thứhai: Người lao động phải chấm dứt hợp đồng lao động theophương án sử dụng lao động nêu trên thì người sử dụng lao động có trách nhiệmtính trả trợ cấp mất việc làm cho người lao động.

Thứba: Người lao động tiếp tục được sử dụng, ngườilao động đưa đi đào tạo lại để tiếp tục sử dụng, người lao động được chuyểnsang làm việc không trọn thời gian tại doanh nghiệp sau khi chuyển quyền sở hữuhoặc quyền sử dụng tài sản theo phương án sử dụng lao động, khi chấm dứt hợpđồng lao động thì người sử dụng lao động kế tiếp có trách nhiệm tính trả trợcấp thôi việc theo quy định tại Điều 48 hoặc trợ cấp mất việc làm theo quy địnhtại Điều 49 của Bộ luật Lao động đốivới thời gian người lao động làm việc thực tế cho mình và trợ cấp thôi việc đốivới thời gian người lao động làm việc thực tế tại doanh nghiệp trước khi chuyểnquyền sở hữu hoặc quyền sử dụng tài sản, kể cả thời gian làm việc tại khu vựcnhà nước được tuyển dụng lần cuối vào doanh nghiệp chuyển quyền sở hữu hoặcquyền sử dụng tài sản trước ngày 01 tháng 01 năm 1995.

Thứtư: Trường hợp người sử dụng lao động của doanhnghiệp sau khi chuyển quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng tài sản của doanh nghiệptiếp tục thực hiện chuyển quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng tài sản một phần hoặctoàn bộ doanh nghiệp thì người sử dụng lao động trước và sau khi chuyển quyềnsở hữu hoặc quyền sử dụng tài sản có trách nhiệm thực hiện quy định nêu trên.

TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ XÃ THANH QUANG - HUYỆN NAM SÁCH

Trưởng Ban Biên tập: Nguyễn Xuân Thảo

Địa chỉ: Tông Phố, Thanh Quang, Nam Sách, Hải Dương

Điện thoại: 0220.3794.033

Email: thanhquang.namsach@haiduong.gov.vn

Số lượt truy cập
Đang truy cập: 1
Hôm nay: 5
Tất cả: 77,220